Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

1. Ly hôn là gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến ly hôn ?

a. Ly hôn là gì ?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, việc ly hôn chỉ được coi là hợp pháp khi một trong hai bên khởi kiện ra tòa và được tòa án nhân dân giải quyết việc chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực. Việc vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa nhưng chưa có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án thì chưa được coi là đã ly hôn.

b. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn, tuy nhiên dưới đây là một trong những lý do khiến các cặp đôi ly hôn:

  • Các cặp vợ chồng thiếu kỹ năng sống, họ bước vào đời sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn, chưa chuẩn bị kỹ về tâm lý, sức khỏe và kinh tế để bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Đây không phải nguyên nhân chủ yếu nhưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn của giới trẻ hiện nay.
  • Nguồn kinh tế không đủ để trang trải cuộc sống gia đình, việc thiếu điều kiện kinh tế cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho đời sống vợ chồng không hạnh phúc, vợ chồng không có tiếng nói chung trong gia đình.
  • Vợ chồng không chung thủy

2. Quy định về việc nuôi con sau khi ly hôn.

a. Điều kiện để được quyền trực tiếp nuôi con

  • Cha mẹ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dạy con, tự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn.
  • Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con: Điều kiện học tập, sinh họat, ăn , ở, vui chơi…..

Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện như trên và mong muốn của cha mẹ khi ra quyết định việc ai sẽ là người nuôi con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con đến khi con đủ tuổi thành niên, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì tòa án không yêu cầu phải thực hiện.

b. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Việc cha mẹ sau khi ly hôn, có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình, cụ thể:

  • Khi ly hôn, cha mẹ phải tôn trọng quyền được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng con.
  • Người không trực tiếp nuôi dưỡng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con đủ tuổi thành niên hoặc đối với con mất năng lực hành vi dân sự và không có khả năng lao động (Trừ trường hợp hai bên tự thỏa thuận về việc không cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng)

Bên cạnh đó, Điều 110 cũng quy định:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

c. Quy định về việc thay đổi quyền nuôi con

Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

Trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức có liên quan theo luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án có thê quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

c, Trình tự thực hiện việc thay đổi quyền nuôi con:

Trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận việc thay đổi người nuôi dưỡng con trực tiếp, một trong hai bên có thể khởi kiện đến TAND nơi người đang nuôi dưỡng trực tiếp con sinh sống để yêu cầu thay đổi người nuôi con.

+ Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con
  • Bản án, quyết định ly hôn của TAND đã có hiệu lực
  • Căn cước công dân
  • các chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu đề nghị thay đổi quyền nuôi con

===>Tải mẫu đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con :

+ Thời hạn giải quyết:

Thông thường, thời hạn giải quyết vụ việc dân sự được kéo dài trong thười gian từ 03 – 06 tháng. Tuy nhiên thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nếu vụ việc phức tạp.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về tThủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, hãy gọi cho Luật Sư chúng tôi. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn mọi vấn đề cần được giải đáp.

Chi tiết xin liên hệ:

  •  Tư vấn qua Zalo:  0931191033
  •  Tư vấn qua Email: contact@bslaw.com.vn
  • Địa chỉ Bslaw: Shop House 20, số 39 Mạc Thái Tổ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Bs Law xin trân trọng cảm ơn./.

Mục lục