Mức xử phạt đối với trường hợp lái xe tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia

căn cứ pháp luật quy định về mức xử phạt đối với trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở.

Hiện nay, việc người dân lái xe tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia diễn ra ngày càng nhiều. Thống kê cho thấy, 75% các vụ tai nạn trên toàn quốc đều liên quan đến nồng độ cồn. Vậy nên Chính phủ đã ban hành chế tài xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu bia.

  1. Mức xử phạt đối với người lái ô tô sau khi sử dụng rượu bia:

Khoản 6 Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

+ Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mlg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mlg/1l khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.

+ Khoản 8 Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 80mlg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mlg – 0,4mlg/1l khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.

+ Khoản 10 Điều 5 Nghị Đinh 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mlg/1l khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

2. Mức xử phạt đối với người lái xe máy, xe mô tô

+ Khoản 6 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mlg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mlg/1l khí thở.

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.

+ Khoản 7 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mlg đến 80 mlg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mlg đến 0,4 milg/1l khí thở

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16-18 tháng.

+ Khoản 8 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mlg/100ml hoặc vượt quá 0.4 mlg/1l khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của ngươi thi hành công vụ.

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

3. Mức xử phạt đối với người đi xe đạp, xe thô sơ

+ Khoản 1 Điều 8 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mlg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0.25mlg/1l khí thở.

+ Điểm K, khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà tỏng máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mlg – 80mlg/100ml máu hoặc 0.25 mlg – 0,4 mlg/1l khí thở

+ Khoản 6 Điều 2 Nghị Định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mlg/1l khí thở.

4. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe chuyên dùng, máy kéo

+ Khoản 6 Điều 7 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mlg/100ml máu hoặ chưa vượt qua 0,25 mlg/1l khí thở

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng.

+ Khoản 7 Điều 7 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồn độ cồn vượt quá 50mlg – 80 mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4/1l khí thở

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông đường bộ từ 16 – 18 tháng.

+ Khoản 9 Điều 7 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồn độ cồn vượt quá 80 mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mlg/1l khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ .

Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về giao thông đường bộ từ 22 – 24 tháng.

Bên cạnh chế tài xử phạt nêu trên, nếu sau khi sử dụng rượu bia người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây ra tại, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, các bạn có thể tham khảo tại bài viết:

==> https://bslaw.com.vn/do-tuoi-phai-chiu-trach-nhiem-hinh-su-theo-quy-dinh-cua-phap-luat/.

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về vấn đề mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia, hãy gọi cho Luật Sư chúng tôi. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn mọi vấn đề cần được giải đáp.

Chi tiết xin liên hệ:

  •  Tư vấn qua Zalo:  0931191033
  •  Tư vấn qua Email: contact@bslaw.com.vn
  • Địa chỉ Bslaw: Shop House 20, số 39 Mạc Thái Tổ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Bs Law xin trân trọng cảm ơn./.

Mục lục