Luật Sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11 mới nhất

Xem và tải về Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Luật SHTT 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2022, quy định về quyền của các nhân, tổ chức.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định.

Thông tin hiệu lực của Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Số hiệu:50/2005/QH11Loại văn bản:Luật
Ngày ban hành:29/11/2005Người ký:Nguyễn Văn An
Nơi ban hành:Quốc HộiNgày hiệu lực:01/07/2006
Ngày công báo:18/02/2006Tình trạng:Còn hiệu lực
Bảng: Thông tin hiệu lực của Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Có thể bạn quan tâm:

Tải về Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Tóm tắt Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Phần thứ nhất: Quy định chung

Phần thứ hai: Quyền tác giả và quyền liên quan

  • Chương I: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
  • Chương II: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Chương III: Chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan.
  • Chương IV: Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Chương V: Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Chương VI: Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

Phần thứ ba: Quyền sở hữu công nghiệp

  • Chương VII: Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  • Chương VIII: Xác nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
  • Chương IX: Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.
  • Chương X: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
  • Chương XI: Đại diện sở hữu công nghiệp.

Phần thứ tư: Quyền đối với giống cây trồng

  • Chương XII: Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
  • Chương XIII: Xác lập quyền đối với giống cây trồng.
  • Chương XIV: Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng.
  • Chương XV: Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Phần thứ năm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

  • Chương XVI: Quy định chung về quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.
  • Chương XVII: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.
  • Chương XVIII: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự; kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành

Liên hệ với BSLAWFIRM

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé:

Địa chỉ: SH20, đường, P. Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Mail: contact@bslaw.com.vn

Hotline: 0929183939

Mục lục