Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ gồm những bước gì? Thủ tục này làm ở đâu? Đăng ký dưới loại hình thức nào? Đây là những thắc mắc chung mà BSLAWFIRM nhận được trong suốt thời gian qua. Dưới đây chúng tôi gửi tới quý bạn đọc bài viết: Hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mời bạn đọc tham khảo.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ giải thích quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy quyền sở hữu trí tuệ là quyền dodoois với sản phẩm trí tuệ. Gồm có các quyền về:
- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;
- Quyền sở hữu công nghiệp;
- quyền đối với giống cây trồng.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 Số 50/2005/QH11 Mới Nhất
- Thủ Tục Khởi Kiện Chia Thừa Kế Theo Pháp Luật Như Thế Nào?
- Nợ Tiền Thuế Có Được Làm Sổ Đỏ Không?
Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?
Có rất nhiều lý do để cá nhân tổ chức cần phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên dưới đây xin được nêu ra những lý do nổi bất nhất để quý bạn đọc tham khảo:
- Xác lập quyền đối với sản phẩm trí tuệ của mình: được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận giúp bạn dễ dàng chứng minh thành quả trí tuệ sáng tạo của mình hơn;
- Tạo dựng hình ảnh uy tín: bạn phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Đôi khi phải mất nhiều thời gian, đầu tư nhiều chi phí. Rất quan trọng trong kinh doanh.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Khuyến khích khả năng sáng tạo của con người
- Bảo vệ người tiêu dùng: Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng.
Các bước thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:
- Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;
- Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
- Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;
- Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
- Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
- Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại.
Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Về cơ bản sẽ có các hình thức đăng ký sau
- Đăng ký nhãn hiệu (hay còn thường được gọi nhiều là đăng ký logo, thương hiệu)
- Đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Đăng ký sáng chế
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm
- Đăng ký giải pháp hữu ích
- Đăng ký bản quyền tác giả hoặc quyền liên quan
- Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng …
Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ
Cơ quan đăng ký sẽ được xác định như sau:
- Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
- Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả.
- Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký cũng sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký. Có thể liệt kê một số đầu mục hồ sơ như sau:
Đối với Đăng ký nhãn hiệu:
- Tờ khai (đơn) Đăng ký theo mẫu của cơ quan đăng ký (Cục SHTT)
- Mẫu nhãn thương hiệu đăng ký với kích thước 8 cm x 8cm (in trên giấy rõ nét và sắc)
- Giấy giới thiệu của người đi nộp hồ sơ hoặc giấy ủy quyền cho Công ty đại diện nộp đơn đăng ký (bản gốc)
- Lệ phí nộp đơn đăng ký
- Tài liệu khác liên quan đến đơn đăng ký (nếu có)
Bước 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan nêu trên để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.
Bảng phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả:
- Chi in niên giám đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
- Chi lưu giữ, số hóa các dữ liệu đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
- Chi cho việc thiết lập, quản lý và tổ chức khai thác mạng lưới các cơ sở dữ liệu thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan.
Biểu phí nhà nước cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả:

Liên hệ với BSLAWFIRM
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé:
Địa chỉ: SH20, đường, P. Mạc Thái Tổ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Mail: contact@bslaw.com.vn
Hotline: 0929183939